Để đảm bảo vận hành máy cưa xương an toàn và hiệu quả, người vận hành máy luôn cần được trang bị các kiến thức về cách kiểm tra, sử dụng và vệ sinh máy.
1. Kiểm ra máy trước khi vận hành
Máy cưa xương, hay còn có nhiều tên gọi khác như máy cắt xương, máy cắt thịt đông lạnh, máy cắt cá,… là dòng máy có khả năng cưa, cắt được những khối xương, thịt cá đông lạnh có độ cứng cao một cách nhanh chóng và tiện lợi. Cũng chính vì vậy trước khi vận hành máy cắt cá cần được kiểm tra để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
-
Kiểm tra lưỡi cưa:
Lưỡi cưa là bộ phận rất quan trọng của máy cắt xương bò. Để kiểm tra toàn bộ lưỡi cưa bạn cần mở máy để quan sát, kiểm tra độ sắc của lưỡi cưa và độ căng trùng của lưỡi.
Nếu lưỡi cưa xương thịt đông lạnh không đủ sắc thì sẽ làm giảm hiệu quả công việc đi rất nhiều, lúc đó bạn nên tiến hành thay lưỡi cưa mới.
Điều chỉnh độ căng trùng của lưỡi tùy thuộc vào nguyên liệu bạn sẽ đưa vào. Không nên để lưỡi cưa quá căng, làm lưỡi cưa cứng, có thể thực hiện cắt mạnh nhưng rất dễ nứt, vỡ. Còn nếu lưỡi cưa quá trùng sẽ giảm hiệu suất đi rất nhiều, cùng như gây mấy an toàn khi sử dụng.
Sau đó bạn cần kiểm tra độ sạch của lưỡi cưa. Với các lưỡi cưa mới bạn nên kiểm tra xem có dính dầu, nhớt trên đó không, vệ sinh qua trước khi lắp vào máy. Với lưỡi cưa trên máy đang sử dụng kiểm tra có dính lại vụn xương, thịt, cá từ lần cưa trước không.
Việc kiểm tra như vậy giúp đảm bảo vệ sinh cho thành phẩm, bạn sẽ không muốn thấy những miếng xương cưa xong bị dính bẩn phải không?
-
Kiểm tra nguồn điện:
Các máy cưa xương inox của Viễn Đông đều sử dụng nguồn điện 220V tiện lợi. Điều này nhiều khi khiến bạn bỏ qua việc kiểm tra nguồn điện mà cắm máy vận hành luôn, có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.
Bạn cần kiểm tra điện áp đầu vào, kiểm tra đường dây, tránh tình trạng hở điện. Do máy có thiết kế từ inox cao cấp nên nếu để xảy ra tình trạng hở điện sẽ rất nguy hiểm.
- Kiểm tra các phần khác
Dù máy hoạt động với động cơ êm, hạn chế rung lắc và tiếng ồn nhưng cần đặt máy ở một vị trí chắc chắn, vừa tầm với người sử dụng.
Kiểm tra các chốt và các ốc vít của máy để đảm bảo độ chắc chắn, tránh hiện tượng lỏng ốc gây sự cố trong vận hành.
Kiểm tra vệ sinh trước vận hành máy cưa xương lợn, vệ sinh an toàn thực phẩm cho thành phẩm cũng như đảm bảo độ bền cho máy.
2. Hướng dẫn vận hành máy cưa xương
-
Chuẩn bị sẵn nguyên liệu trước khi tiến hành khởi động máy.
-
Khởi động máy:
Mỗi máy có các công tắc khác nhau, nên cần chú ý đặc điểm từng máy để tiến hành vận hành. Không nên đưa nguyên liệu vào ngay mà để máy chạy thử vài phút, nếu máy hoạt động ổn định thì sẽ tiến hành đẩy xương qua.
-
Điều chỉnh độ dày
Trên bàn cưa xương có thanh chắn xương và thước đo để có thể điều chỉnh phù hợp cho các thực đơn khác nhau. Khi đặt nguyên liệu cần đặt sát vào thanh chắn xương để đảm bảo đúng kích thước đã điều chỉnh.
-
Sử dụng cần gạt xương
Máy được thiết kế với cần gạt xương để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Tay trái sẽ cầm cần gạt xương, từ từ đẩy nguyên liệu: xương bò, xương heo, thịt, cá đông lạnh,… qua lưỡi cưa, tay phải giữ phần còn lại từ từ đẩy theo.
Tuyệt đối không đẩy xương trực tiếp bằng tay mà không sử dụng cần gạt.
-
Tắt máy, đưa thành phẩm ra ngoài
Hiện tại Viễn Đông cung cấp 2 dòng máy với bàn cố định và bàn lật. Sử dụng bạn cố định bạn sẽ cần dùng tay hoặc dụng cụ để gạt xương ra ngoài. Bàn lật có thể nghiêng 90 độ giúp đưa xương ra ngoài dễ hơn.
Dù sử dụng dòng máy nào, bạn cũng nên tắt máy trước khi đưa xương ra ngoài để đảm bảo an toàn.
-
Lưu ý khi vận hành máy cưa xương:
Mỗi máy có công suất khác nhau, nhưng không nên để máy hoạt động quá lâu, liên tục. Với máy có công suất 650W nên cho máy nghỉ sau 30-45 phút hoạt động. Với máy có công suất 1100W nên cho máy nghỉ sau 60-80 phút hoạt động. Để máy nghỉ sẽ giúp tránh trường hợp động cơ quá tải, quá nhiệt gây chập, cháy, đồng thời có thể sử dụng lâu dài hơn.
Không được tắt máy đột xuất để tránh tình trạng đứt lưỡi cưa, rất nguy hiểm cho người vận hành.
3. Hướng dẫn vệ sinh máy cưa xương
Vệ sinh máy cưa xương là một phần quan trọng để đảm bảo độ bền cho máy lâu dài, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cho các lần thực hiện cưa xương, cắt cá, cắt thịt đông lạnh.
- Trước khi vệ sinh cần đảm báo máy đã tắt. Vệ sinh máy không được vệ sinh trực tiếp bằng nước, tránh nước dính vào động cơ bên trong máy, gây hỏng hóc máy.
- Máy có khay chứa vụn xương, cần đưa ra vệ sinh trước. Sau đó đến vệ sinh bên ngoài máy: bàn cưa xương, các khung máy bên ngoài.
- Tiếp đến mở máy và vệ sinh bên trong máy, đặc biệt chú ý vệ sinh lưỡi cưa. Vệ sinh cẩn thận và tránh để đọng lại vụn xương, có thể gây han gỉ máy và mất vệ sinh.
- Nếu một thời gian dài không sử dụng máy thì tra một lớp dầu ăn lên lưỡi cưa để đảm bảo lưỡi giữ được độ sáng bóng và sạch sẽ.
Thông tin khác
Hiện tại Viễn Đông đang cung cấp 4 dòng máy cưa xương inox cao cấp với công suất từ 650W và 1100W cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn, quán phở đến các công ty, xí nghiệp chuyên xử lý thịt, cá đông lạnh và các bếp ăn công nghiệp lớn.
Vì sao máy vặt lông vịt luôn được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Từ khi máy nhổ lông gà vịt ra đời, số lượng bán của các cửa hàng gà vịt tăng lên đáng kể. Chị Nguyễn Hoàng Thương (khu chợ Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước đây chị vặt lông gà bằng tay mất khoảng 10 phút, nhưng mua máy nhổ lông gà về chỉ mất khoảng 40s là vặt xong 1-2 con.
Không chỉ vặt nhanh mà tỉ lệ sạch lông cũng cao (sạch 95% lông gà và 85% lông vịt), chị gần như không phải vặt lại nữa. Mua chiếc máy làm lông gà vịt của Viễn Đông giá có hơn 6 triệu đồng, mà dùng 3 năm rồi chưa hỏng. Có người hỏi, chị đều giới thiệu đến chi nhánh của Viễn Đông ngay gần đó để mua, được chở đến tận nơi miễn phí.
Ngoài bán gà ở chợ, chị còn phụ giúp chồng kinh doanh cửa hàng vịt quay tại nhà, những máy móc cần thiết như lò quay vịt, nồi nấu cháo vịt… chị đều chọn mua ở Cơ Khí Viễn Đông vì chất lượng tốt, giá thành hợp lý mà quan trọng nhất là khâu bảo hành, sửa chữa rất nhanh, nhiệt tình.
Trên đây là bài viết tin tức của maynholongvit.vn về việc hướng dẫn bạn sử dụng máy cưa xương an toàn và hiệu quả.
Viết bình luận tại đây